CÂU HỎI ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP
MÔN VĂN HÓA GIAO TIẾP
1. Hãy trình bày một định nghĩa về giao tiếp; văn hóa giao tiếp
Giao tiếp:
Là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác.
Văn hóa giao tiếp:
Là một khái niệm dùng để chỉ các hình thức giao tiếp mang tính đặc thù cho hoàn cảnh giao tiếp hoặc trình độ giao tiếp ở những cộng đồng người thuộc các nhóm nghề nghiệp hoặc xã hội khác nhau.
Văn hóa giao tiếp được thực hiện ở 3 khía cạnh:
- Là sự điêu luyện trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp.
- Là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý của đối tượng giao tiếp để vận dụng và sử dụng các phương tiện giao tiếp cho phù hợp.
- Xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống hiện đại của một dân tộc: lễ phép, kính trọng người trên, trách nhiệm và giữ gìn uy tín của tổ chức, cá nhân…
2. Hãy nêu tầm quan trọng của giao tiếp và văn hóa giao tiếp.

Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của cá nhân con người.
Đối với cá nhân
Con người dành 70% thời gian thức để giao tiếp. Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, giao tiếp để thoả mãn tình cảm, giúp cho mỗi cá nhân xây dựng được các mối quan hệ với xã hội và tự điều chỉnh hành vi, định hướng cho mình trong các mối quan hệ đa chiều với xã hội, là cơ sở để hình thành nhân cách tâm lý hoàn chỉnh. Giao tiếp là một yếu tố quan trọng giúp con người thành công. Người ta không thể sống được nếu thiếu giao tiếp.
Đối với xã hội
Giao tiếp tạo nên cộng đồng: giao tiếp tốt sẽ tạo nên sự đoàn kết, mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể tăng năng suất lao động.
Tạo nên nền văn hoá.
Giao tiếp đem lại sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người: về thông tin, về khả năng tiếp xúc giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, là cơ sở để kế thừa và phát triển văn hóa giữa các thế hệ, các dân tộc.
· Tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp là sự thuần thục, điêu luyện trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp để thực hiện hành vi giao tiếp đem lại sự hài lòng cho đối tượng khách thể giao tiếp và đạt được mục đích hiệu quả trong giao tiếp, xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của một dân tộc.
Văn hóa giao tiếp biểu thị đạo đức, bản sắc văn hóa, trình độ học vấn,tính lịch thiệp và thái độ tôn trọng con người trong giao tiếp.
Tác động trực tiếp vào hiệu quả của giao tiếp: Giúp cho các đối tượng giao tiếp truyền đạt hết những ý nghĩ, thái độ của mình, không gây ra sự hiểu lầm ở đối tượng giao tiếp; Giúp cho các đối tượng giao tiếp xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với nhau và đạt hiệu quả cao trong công việc;Tăng cường giao lưu văn hóa, hoàn thiện nhân cách cá nhân.
Nếu không có văn hóa, sẽ đem lại hiệu quả không tích cực trong giao tiếp: Làm cho các đối tượng giao tiếp thấy khách sáo, e ngại, nghi ngờ dễ bị hiểu lầm là giả tạo và không truyền đạt được hết nội dung của cuộc giao tiếp vì gặp sự phản ứng tiêu cực từ phía đối tượng giao tiếp.
Tăng cường giao lưu văn hóa giữa cá nhân và cộng đồng.
3. Vẽ và giải thích mô hình quá trình giao tiếp.




Giải thích
· Người tham gia giao tiếp: Người gửi và người nhận
- Người nhận: giải mã thông tin dẫn đến hiểu
· Hoàn cảnh giao tiếp: chính là yếu tố quy định cho tính chất hay đặc trưng của hoạt động giao tiếp, chi phối trực tiếp đến việc sử dụng phương tiện giao tiếp của các đối tượng. Hoàn cảnh giao tiếp gắn liền với không gian và thời gian cụ thể nhưng bao giờ cũng thể hiện các sự chi phối của các yếu tố khách quan: Số lượng người tham gia giao tiếp, các phương tiện truyền tải thông tin, các loại nhiễu...
* Truyền tin: là nội dung thông tin mà các chủ thể giao tiếp muốn truyền đạt bằng các phương tiện giao tiếp.
* Phản hồi: là nội dung thông tin mà các khách thể giao tiếp muốn phản hồi bằng các phương tiện giao tiếp.
4. Những rào cản của quá trình giao tiếp?
- Hoàn cảnh giao tiếp (không gian và thời gian không phù hợp). Ví dụ môi trường ồn ào ảnh hưởng tới việc phát triển ý người phát và người nhận.
- Những cản trở mang tính xã hội: - Điều kiện XH, trình độ phát triển XH, tình hình XH, qui định của XH, vai trò XH của đối tượng giao tiếp, nghề nghiệp…
- Yếu tố tâm lý: cá tính cởi mở, vui vẻ hay lạnh lùng, trình độ giao tiếp, trạng thái tâm lý khi giao tiếp (vui hay buồn, sung sướng hay đau khổ, đang bình tĩnh hay nóng giận…), khỏang cách tâm lý trong giao tiếp, các định kiến, thành kiến… Ví dụ vốn tâm lý cá nhân trong giao tiếp: Học vấn, kinh nghiệm, trình độ văn hóa dẫn đến việc mã hóa bị lỗi do sử dụng ký hiệu không rõ ràng, hoặc không cùng trình độ…
5. Tại sao phản hồi lại rất quan trọng trong giao tiếp.
Cho và nhận thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong giao tiếp. Giao tiếp là quá trình trao đổi truyền đạt thông tin mang tính hai chiều. Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp từ người gửi đến người nhận phải có sự phản hồi của người nhận. Phản hồi: Có nghĩa là sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dụng câu chuyện mà đối tượng đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là: để mình hiểu rõ và chính xác về những thông tin mà mà người nói đang đề cập, tránh hiểu nhầm như kiểu "ông nói gà, bà nói vịt". Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
Câu 6: Để thuyết trình có hiệu quả cần chú ý tới những điểm gì?
· Người nói
Tâm lý: Giảm lo âu, sợ hãi, đừng nghĩ về mình mà nghĩ đến nội dung bài nói chuyện.
Để dẫn dắt người nghe từ động lực đến sự thích thú phải thông qua hình thức ngoại hình và giọng nói của người trình bày, hình thức và cấu trúc của bài giới thiệu:
Trang phục: Tùy theo tính chất quan trọng của buổi thuyết trình mà người thuyết trình sử dụng trang phục theo mức độ nghiêm túc. Hình thức lịch sự nhưng đơn giản, thoải mái sẽ giúp người thuyết trình tự tin,chủ động và tránh được sự mất thiện cảm từ phía người nge.
Giọng nói: Người nghe cũng rất lưu ý giọng nói của người thuyết trình. Tùy theo đề tài và lĩnh vực, giọng nói có thể lên xuống truyền cảm khác nhau, với tốc độ vừa phải, phát âm rõ chữ, sử dụng từ ngữ phổ biến, dễ hiểu để diễn đạt vấn đề, nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của mình, không làm mất thời gian của người nghe.
Tìm hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây, giới thiệu mình với người nge để tạo lập được mối quan hệ thân thiện, tin tưởng với người nghe. Chú ý ánh mắt về phía người nge.
Hình thức của bài thuyết trình: Phần minh họa với những màu sắc dễ nhìn (từ góc nhìn của người theo dõi), kích thước chữ vừa đủ. Không nên sử dụng quá nhiều các hiệu ứng động (animation) sẽ làm cho bản thân người trình bày mất tập trung vào nội dung chính cũng như làm loãng sự chú ý của người nghe.
Ngoài ra, chú ý đến địa điểm thuyết trình có tiện lợi, máy móc và trang thiết bị, không gian, thời gian…
Câu 7: Tại sao người ta thường thất bại trong việc lắng nghe?
Ernest Hemingway từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều điều từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người chẳng bao giờ chịu nghe”. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?
Những rào cản trong lắng nge:
Sự sao nhãng, nge qua loa, phân tán chú ý.
Cảm nhận tiêu cực về đề tài.
Đề cao cái tôi, chỉ nghĩ về mình. Một số người là do đầu óc gia trưởng, muốn thể hiện quyền lực. Một số người là do đầu óc thủ cựu, không muốn tiếp thu cái mới. Một số người là do trình độ hiểu biết. Một số người là do giáo điều, rập khuôn theo sách vở…
Sự truyền đạt thông tin của người nói: Cách diễn đạt thấp không biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định, trình bày kém hoặc rối rắm hay dài dòng làm mất hứng thú lắng nghe, làm chán chường hay khó chịu.
Cảm nhận tiêu cực về người nói, định kiến, thành kiến, ấn tượng không tốt.
Sự khác nhau về tốc độ truyền và nhận tin:
- Trung bình nói từ 125 -150 từ/phút.
- Đọc nhanh gấp 2-3 lần nói
- Người nge xử lý thông tin nhanh gấp 2-3 lần người đọc
- Con người suy nghĩ nhanh hơn họ nói gấp 10-20 lần họ nói
Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. Vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Họ cho rằng mình cần chủ động trong việc trình bày còn việc nghe chỉ là thứ yếu, thụ động và không quan trọng. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Do yếu tố tâm lý, việc lắng nghe ý kiến tán thành thì dễ, việc lắng nghe ý kiến trái ngược khó hơn, thậm chí có người vừa nghe một ý kiến trái ngược đã cảm thấy khó chịu,
Câu 8: Hãy liệt kê ít nhất 6 điều bạn có thể làm để thể hiện rằng bạn đang thật sự lắng nghe.
· Tập trung chú ý vào người nói, chọn cách giao tiếp bằng điệu bộ (phi ngôn ngữ):
- Giao tiếp bằng mắt thường xuyên, ngắn nhưng nhẹ nhàng, thoải mái.
- Tư thế ngồi thoải mái và tập trung vào người nói: Mắt nhìn thẳng, người hướng về phía trước, tay để trên bàn, đầu gật theo người nói.
· Khuyễn khích người nói, đưa ra những khuyễn khích bằng lời và không lời:
- Gợi mở, đưa ra câu hỏi sát với vấn đề người nói trình bày…
- Gật đầu, vẻ mặt tập trung, ghi chép.
- Không ngắt lời người nói, sẵn sàng tiếp thu chủ đề.
· Phản hồi những gì nghe được:
- Làm rõ thông tin còn mơ hồ, chia sẻ tình cảm, cảm xúc của người nói,..
Câu 9: Hãy nêu ra ba lợi ích của giao tiếp có hiệu quả.
Trao đổi được thông tin, thông báo cho nhau những thông tin, đảm bảo cho quá trình truyền đạt kinh nghiệm, giúp cho hoạt động của tổ chức được thực hiện.
Giúp chúng ta tìm được đồng cảm, cảm thông và giải tỏa tâm lý, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Tạo ra mối quan hệ với người khác
Giúp con người lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức xã hội, học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện và phát triển nhân cách.
Ngày nay, trong thời buổi mà giao tiếp trở thành một nghệ thuật và cũng trở thành một ngành nghề được công chúng yêu chuộng ( ví dụ như những MC thì phải có sự am hiểu và cách dẫn dắt chương trình thu hút mọi người, những người marketing phải thuyết phục được những người quan tâm đến sản phẩm, …).
10. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp là gì?
- Điều kiện XH, trình độ phát triển XH, tình hình XH
- Phong tục tập quán, luật lệ, nếp sống, qui định của XH, của địa phương
- Tình huống XH
- Vai trò XH của đối tượng giao tiếp
- Nghề nghiệp
11. Những yếu tố tâm lý nào ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp?
Yếu tố cá nhân
- Cá tính: cởi mở, vui vẻ hay lạnh lùng
- Trình độ giao tiếp
- ý thức cá nhân (sự tự đánh giá bản thân)
- Động cơ giao tiếp (giao tiếp để làm gì)
- Trạng thái tâm lý khi giao tiếp (vui hay buồn, sung sướng hay đau khổ, đang bình tĩnh hay nóng giận…)
- Vốn tâm lý cá nhân trong giao tiếp: Học vấn, kinh nghiệm, trình độ văn hóa…
- Khỏang cách tâm lý trong giao tiếp:
Khoảng cách giữa các đối tượng giao tiếp nói lên mức độ quan hệ giữa chủ thể và khách thể giao tiếp. Khoảng cách về giao tiếp là cầu nối để các quan hệ về mặt tình cảm của các đối tượng giao tiếp được phát triển (nhất là các quan hệ gia đình) và cũng có thể gây sự khó chịu trong các quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân. Có thể có các khỏang cách giao tiếp sau:
Khỏang cách tinh thần: Do mức độ thân thiết giữa những người giao tiếp tạo nên
Khỏang cách cá tính: Do mức độ khác biệt về mặt cá tính tạo nên
Khỏang cách XH: Do vai trò XH của mỗi người giao tiếp tạo nên
Khỏang cách công cộng: Do vị trí khi giao tiếp qui định (2 người bình đẳng hay kẻ trên người dưới.
Các chủ thể và khách thể khi giao tiếp phải chú ý khoảng cách giao tiếp theo tính chất và mối quan hệ giữa các đối tượng để có thể điều chỉnh được các mối quan hệ giao tiếp cho phù hợp
12. Hãy nêu các yếu tố tâm lý tham gia vào quá trình giao tiếp.
Trong quá trình giao tiếp các yếu tố tâm lý có tác động trực tiếp đến các chủ thể và khách thể giao tiếp.
1. Nhận thức
2. Cảm xúc và tình cảm
3. Ấn tượng
4. Tính cách và khí chất
5. Định kiến
13. Ấn tương ban đầu là gì? Ấn tượng ban đầu có vai trò gì trong hoạt động giao tiếp?
Ấn tượng ban đầu thường là một sự đánh giá, một hình ảnh, một nhận xét... về đối tượng được hình thành ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, chúng hình thành trong đầu óc các đối tượng giao tiếp và ít sự chịu sự chi phối của lý trí (quá trình nhận thúc lý tính).
Ấn tượng ban đầu có thể là toàn bộ mặt tâm lý con người hoặc một chi tiết, một khía cạnh tâm lý rất nhỏ (nụ cười tươi, ánh mắt thân thiện...). Ấn tượng ban đầu thường được hình thành trên những cơ sở sau:
- Từ các đặc điểm trung tâm nổi bật bên ngòai của đối tượng giao tiếp tạo nên (hình dáng, diện mạo, trang phục, giọng nói…). Đây là thành phần chiếm ưu thế tạo nên ấn tượng ban đầu.
- Từ những dấu hiệu về phong cách của cá nhân như tính cách, năng lực, tính khí…
- Do những dấu hiệu biểu hiện tính cảm (thích - không thích; yêu – ghét…) tùy theo mức hấp dẫn bên ngoài tạo nên.
Vai trò: ấn tượng ban đầu là những đáng giá sơ khởi thiên về cảm tính nên chúng có thể không chính xác, nhưng chúng dần dần được hoàn chỉnh và chính xác trong quá trình giao tiếp. Ấn tượng ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp, nó có thể làm biến đổi cả thái độ, cả hành vi và kỹ năng giao tiếp. Vì vậy để giao tiếp có hiệu quả phải chú ý tạo ra được ấn tượng ban đầu tích cực và biết kiềm chế đừng để các ấn tượng ban đầu về đối tượng chi phối tòan bộ hành vi, thái độ của mình trong giao tiếp. Đây chính là chìa khóa thành công trong giao tiếp.
14. Định kiến là gì? Định kiến có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động giao tiếp?
Định kiến là thái độ mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với nhóm hoặc các thành viên của nhóm.
Nó là bất hợp lý bởi vì:
Thái độ này dựa trên nguyên nhân sai lầm hoặc thiếu logic. Chẳng hạn, trong một cơ quan, một số thành viên bị mất việc không phải do họ lười biếng hoặc không cố gắng mà với tư cách của những cá nhân bị người quản lý định kiến.
Thái độ không được tất cả các thành viên của nhóm hoặc các nhóm chấp nhận.
Thái độ này dựa trên những niềm tin không đúng.
Sự xuất hiện định kiến sẽ làm tăng thêm mối quan hệ không thân thiện giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm với nhau, giữa các dân tộc với nhau,... Đỉnh cao của sự phát triển định kiến là lòng hận thù và rất có nguy cơ dẫn tới mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các dân tộc, xung đột chủng tộc và chiến tranh có thể xảy ra.
Trong cuộc sống hàng ngày, định kiến cũng thường xuyên xuất hiện. Chẳng hạn, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn là hiện tượng phổ biến trong quan niệm của những người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, một loạt các hiện tượng xã hội đang đặt ra mà chúng ta cần phải giải quyết, như những định kiến nặng nề đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS, những người sau cai nghiện ma tuý, những người mãn hạn tù trở về với gia đình, với cộng đồng...
Nó bao gồm sự đánh giá một cách vội vàng về khách thể khi họ tiếp xúc. Một người có định kiến trước hết không có cảm tình với khách thể, sau đó có sự tin tưởng một cách mù quáng vào cảm nhận đó và dẫn tới có khuynh hướng phân biệt đối xử. Vì vậy trong giao tiếp chúng ta không nên có định kiến.
15. Những yếu tố vừa và đủ để làm nên văn hóa giao tiếp cá nhân là gì?
VH giao tiếp của cá nhân được quy định bởi:
a/ Những chuẩn mực giao tiếp của dân tộc, được hình thành trên cơ sở hệ giá trị truyền thống của DT
b/ Phong cách giao tiếp của giai tầng mà cá nhân là thành viên
c/ Niềm tin tôn giáo
d/ Phong tục tập quán của cộng đồng mà cá nhân là thành viên
đ/ Ngôn ngữ: chuẩn mực lịch sự và cách biểu lộ thái độ, những đặc ngữ, thành ngữ và phong cách mô tả...
e/ Những nét văn hoá giao tiếp của các DT khác mà cá nhân tiếp nhận trong quá trình sống
16. Ngôn từ trong văn hóa giao tiếp Việt Nam có những đặc trưng nào?
1. TÍNH BIỂU TRƯNG CAO
§ Diễn đạt bằng các con số biểu trưng.
o Người Anh nói he opens his eyes thì người Việt nói nó mở to đôi mắt.
o Khi người châu Âu dùng từ “tất cả” thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ: nói ba phải, ba mặt một nhời, năm bè bảy mối…
§ Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.
o Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song thực chất trong lời nói Việt thì cấu trúc song tiết là chủ đạo.
o Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có hai vế đối ứng: trèo cao / ngã đau; ăn vóc / học hay; một quả dâu da / bằng ba chén thuốc …
o Tiếng Việt rất phát triển hình thức câu đối. Ở Việt Nam xưa kia, nơi nào cũng đều có treo câu đối.
2. GIÀU CHẤT BIỂU CẢM
§ Về mặt từ ngữ, bên cạnh yếu tố gốc có nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể biểu cảm: XANH và xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè, xanh lét… ĐỎ và đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe…
o Các từ láy biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến. Thơ ca có rất nhiều từ láy (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương...).
§ Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, phỏng, sao, chứ…
o Cấu trúc “iếc hóa” mang sắc thái đánh giá (sách siếc, bàn biếc…).
§ Về sản phẩm, tính biểu cảm dẫn đến sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi.
o Nhiều người nước ngoài nhận xét rằng “Việt Nam là đất nước của thơ ca”. Người Việt Nam, hầu như ai cũng biết làm thơ.
o Trong lịch sử văn chương không có anh hùng ca ca ngợi chiến tranh
o Văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng tình cảm tất thiên về thơ; văn hóa gốc du mục trọng dương, trọng lý trí tất thiên về văn xuôi. Trung Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn thơ.
§ Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là văn xuôi thơ. Khắp nơi, ta đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu vần điệu
§ Thậm chí ngay cả khi chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một cách bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ – có đủ cả tính biểu trưng và biểu cảm.
o Không chỉ lời chửi, mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi… cũng mang đầy tính nhịp điệu.
o Với lối chửi có vần điệu, cấu trúc chặt chẽ, người Việt có thể chửi nhiều giờ, nhiều ngày mà không hề nhàm chán.
3. TÍNH ĐỘNG VÀ LINH HOẠT
§ Ở hệ thống ngữ pháp: Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa, dùng hư từ để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến người dùng được quyền linh hoạt tối đa.
o Tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó.
o Tiếng phương Tây gán ghép giống cho cả những danh từ biểu thị các sự vật không hề có “giống”,
o Còn tiếng Việt thì cho phép diễn đạt cả những khái niệm có giống dưới dạng không giống chung chung (so sánh: giáo viên, giám đốc với thầy giáo - cô giáo, nữ giám đốc).
§ Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ:
o Trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ. Trong khi đó các ngôn ngữ phương Tây có xu hướng ngược lại – rất thích dùng danh từ.
§ Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu trúc chủ động hơn cấu trúc bị động.
o Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: Những câu tiếng Anh như These chairs were made by Jhon được người Việt nói một cách đơn giản: Những cái ghế này do Giôn đóng.
o Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người Phương Tây,
o Còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng nội, chủ quan (gắn bó với người nói) của phương Đông.
§ Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt).
o Trong khi đó người phương Tây và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ)
o Chính vì người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm), nên văn chương truyền thống VN mới chủ yếu là thơ ca; và phương pháp nghệ thuật chủ yếu là biểu trưng ước lệ.
o Còn người phương Tây và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc), nên văn chương truyền thống PT mới chủ yếu là văn xuôi ; và phương pháp nghệ thuật chủ yếu là tả thực.
17. Nêu các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp Việt Nam?
Đặc trưng ngôn ngữ giao tiếp(câu 16)
Thái độ đối với việc giao tiếp (câu 19)
Đặc trưng trong quan hệ giao tiếp (câu 21)
Đặc trưng cách thức giao tiếp (câu 20)
1. Xét về THÁI ĐỘ đối với việc giao tiếp (câu 19)
Đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè

§ Vì người VN nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc duy trì quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp.
o Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ: Dao năng liếc năng sắc, người năng chào năng quen.
o Sự giao tiếp củng cố tình thân: Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân.
o Năng lực giao tiếp là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người: Một thương tóc bỏ đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…
§ Từ góc độ chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thích thăm viếng.
o Thăm viếng là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt quan hệ.
§ Với đối tượng giao tiếp thì người Việt Nam có tính hiếu khách.
o Khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình: Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, Đói năm, không ai đói bữa.
o Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi.
o Người đàn bà Việt Nam, dù nhan sắc, tài giỏi đến đâu cũng sẽ bị coi là xấu nết nếu làm mất lòng khách, hoặc là khó tính đối với bà con, bạn hữu.

o Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị:
o Người Việt Nam chỉ xởi lởi, thích giao tiếp khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc.
o Còn khi đã vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước người lạ, thì người Việt Nam bao giờ cũng tỏ ra rất rụt rè.
o Hai tính cách trái ngược nhau ấy bộc lộ trong những môi trường khác nhau, là hai mặt của cùng một bản chất. Biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
2. Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP (câu 21)
§ Văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp: Yêu nhau chín bỏ làm mười; Yêu nhau mọi việc chẳng nề..
o Người Việt Nam coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời.
o Trong gia đình thì Vợ chồng là nghĩa ở đời, Ai ơi chớ nói những lời thiệt hơn .
o Ngoài xã hội, ai giúp mình một chút gì đều phải nhớ ơn; ai bảo ban mình một tý gì cũng đều tôn làm thầy: thầy đồ, thầy võ, thầy thuốc, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý, thầy phù thủy, thầy cãi, thầy rắn, v.v.
o Tình được đặt cao hơn lý: Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình; Đưa nhau đến trước cửa quan, Bên ngoài là lý, bên trong là tình …
o Tuy biết rằng tiền là quan trọng (Có tiền mua Tiên cũng được), nhưng người Việt vẫn đặt tình cao hơn tiền: Có tình có nghĩa hơn cả của tiền; Của tiền có có không không, Có tình có nghĩa còn mong hơn tiền
3. Với ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP
§ Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…
o Tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình trạng gia đình... là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.
o Đó là sản phẩm của tính cộng đồng làng xã: Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
o Mặt khác, do phân biệt chi ly các quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp có những cách xưng hô riêng, muốn chọn được từ xưng hô thích hợp thì phải có đủ các thông tin cần thiết về cá nhân người đối thoại
o Tính hay quan sát khiến người Việt Nam có được một kho kinh nghiệm xem tướng hết sức phong phú.
o Biết tính cách, biết người để lựa chọn chọn đối tượng giao tiếp thích hợp: Tùy mặt gởi lời, tùy người gởi của; Chọn mặt gởi vàng .
o Nếu không được quyền lựa chọn thì người Việt Nam thích ứng một cách linh hoạt: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặt áo cà sa, đi với ma mặt áo giấy
4. Dưới góc độ CHỦ THỂ GIAO TIẾP
§ Tính cộng đồng còn dẫn đến đặc điểm trọng danh dự: Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch, rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng .
o Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: tiếng (ngôn ngữ) " tiếng (lời nói) " tiếng (danh dự): nổi tiếng, tiếng tăm, tai tiếng.
§ Vì quá coi trọng danh dự nên người Việt mắc bệnh sĩ diện: - Ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
§ Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng ở tục lệ chia phần: Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp.
o Lưu Quang Vũ lấy làm đề tài cho kịch Bệnh sĩ: “Người Việt Nam coi trọng cái tiếng hơn bất cứ thứ gì trên đời”.
o Thói sĩ diện đã tạo nên giai thoại “cá gỗ” nổi tiếng về ông đồ xứ Nghệ.
o Thói sĩ diện buộc người ta phải sống và hành động nhiều khi giả dối với chính mình.
o Lối sống trọng danh dự, trọng sĩ diện dẫn đến cơ chế tin đồn, tạo nên dư luận như một vũ khí lợi hại bậc nhất của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã.
5. Về CÁCH THỨC giao tiếp (câu 20)
a) Đặc trưng chung
§ Người Việt Nam ưa tế nhị, ý tứ và trọng hòa thuận.
§ Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”.
o Khi bắt đầu giao tiếp phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn.
o Để tạo không khí, người Việt trước đây có truyền thống “miếng trầu làm đầu câu chuyện”.
o Với thời gian, “miếng trầu” từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc lá, ly bia…
o Vòng vo trong tỏ tình: Chiếc thuyền giăng câu, Đậu ngang cồn cát...
§ Lối giao tiếp ưa tế nhị ý tứ tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng:
o Ăn có nhai, nói có nghĩ. Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết thì sống…Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Người khôn ăn nói nửa chừng, Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo…
§ Sự đắn đo cân nhắc này dẫn đến nhược điểm là tính thiếu quyết đoán.
§ Để tránh phải quyết đoán, để không làm mất lòng ai, để giữ được sự hòa thuận, người Việt rất hay cười.
b) Nghi thức chào hỏi
§ Lối giao tiếp “vòng vo tam quốc” kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng tạo ra thói quen chào hỏi: “Bác đi đâu đấy?”, “Cụ đang làm gì đấy?”…
o Người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài lòng với những câu “trả lời” kiểu: “Tôi đi đằng này một cái” hoặc bằng cách hỏi lại, chẳng hạn: Cụ đang làm gì đấy?, có thể trả lời: Vâng, bác đi đâu đấy?
o Trong khi người Việt phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo không gian (hệ thống xưng hô đã nói ở trên) và theo sắc thái tình cảm (Cháu chào ông ạ!; Xin phép ông cháu về; Ông ở lại, cháu về!…)
o Thì người phương Tây lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chia tay; chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…
o Điều đó cho thấy rõ sự khác biệt giữa văn hóa gốc nông nghiệp ưa ổn định (nên vị trí xã hội và tình cảm là quan trọng) với văn hóa gốc du mục ưa hoạt động (nên thời gian là quan trọng).
o Người Việt Nam nông nghiệp chú trọng quan hệ không gian nhiều hơn, người phương Tây công nghiệp chú trọng quan hệ thời gian nhiều hơn.
c) Nghi thức xưng hô
§ Tiếng Việt có hệ thống nghi thức XƯNG HÔ rất phong phú.
o Trong tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng còn dùng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị - em; ông, bà, bác, cô, gì, chú - cháu, con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý, ông huyện, ông đội…) để thay thế cho đại từ. Những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.
o Tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ xưng hô.
§ Hệ thống xưng hô tiếng Việt có các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:
a) Có tính chất thân mật hóa cao (đặc tính trọng tình cảm). Tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.
b) Có tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt).
o Không có cái “tôi” chung chung: với mỗi người đối thoại, người nói ở vào những vai khác nhau.
o Không có cái “anh”, “nó” chung chung; xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp: Chú khi ni, mi khi khác.
c) Có tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng).
o Hai người nói chuyện với nhau nhưng luôn kéo người thứ ba, thứ tư… vào cuộc. Gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên vợ, tên chồng…
d) Có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp).
o Lối xưng hô ông-con, bác-em… vừa thể hiện:
- quan hệ “ông-cháu”, “bác-cháu”, quan hệ “cha-con”, “anh-em”;
- sự cách biệt về tuổi tác (gọi “ông” là cách biệt lớn; gọi “bác” là cách biệt nhiều),
- sự cách biệt về vai vế (bằng vai với ông mình, bằng vai với bố mình),
- sự gần gũi, thân mật như cha con, anh em.
o Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng là em và đều cùng gọi nhau là chị.
e) Có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chủ.
o Tôn ty là thể hiện quan hệ tuổi tác, thứ bậc…, và vì thể hiện đúng, cho nên rất dân chủ, công bằng.
o Dân chủ cho nên mới có chuyện cả hai cùng là chị và cùng là em.
o Dân chủ cho nên mới có cách gọi theo tên chồng tên vợ.
f) Thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng hòa thuận (hiếu hòa).
o Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn.
o Tính khiêm nhường này gắn liền với tính xã hội hóa:
o Khiêm nhường đến mức không có một đại từ ngôi thứ nhất chung chung mà có rất nhiều cách tự thể hiện mình khác nhau.
o Khiêm và tôn đến mức hai đại từ tôi và tớ vốn nghĩa là kẻ hầu người hạ.
§ Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: tên riêng xưa không dùng để gọi nhau (trái với chức năng bẩm sinh của nó!); người ta chỉ lôi tên cái ra để “réo” khi chửi nhau.
o Trong cuộc sống, trẻ em luôn giấu tên bố mẹ vì sợ bị các bạn lôi ra chửi.
o Trong một cuộc thi “Ở nhà chủ nhật” có câu đố yêu cầu các cháu nói được tên thật của bà nội mình.
o Vì kiêng tên riêng mà người Việt trước đây có tục nhập gia vấn húy để khi nói thì phải tránh đi.
d) Nghi thức nói lịch sự
§ Do nặng về tình cảm và linh hoạt nên người Việt truyền thống không có những từ cảm ơn, xin lỗi chung cho mọi trường hợp như phương Tây.
§ Như mỗi người có một cách xưng hô khác nhau thì mỗi trường hợp có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau:
o Con xin chú! (cảm ơn khi nhận quà),
o Chị chu đáo quá!, Anh tốt quá! (cảm ơn khi được quan tâm),
o Bác bày vẽ quá! (cảm ơn khi được tiếp đón chu đáo),
o Quý hóa quá! (cảm ơn khi có khách đến thăm)
o Anh quá khen! (cảm ơn khi được khen),
o Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy! (cảm ơn khi được giúp đỡ)
o Nói vô phép, Nói khí không phải (xin lỗi khi nói điều gì sơ xuất),
o Tôi sơ ý (vô ý) quá, Tôi lỡ tay (xin lỗi khi làm hỏng)…
§ Tiếng Việt thậm chí còn không có từ nào tương ứng với các khái niệm please, của các tiếng Anh;
o khi cần thể hiện nghĩa này, người Việt Nam thường nói: Phiền ông (bà), Ông bà làm ơn, Xin phép cụ, Xin gởi ông, Không dám, Có gì đâu… tùy từng trường hợp.
22. Theo cách hiểu anh/chị, kỹ năng giao tiếp là gì?
Là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của con người, với tư cách là đối tượng giao tiếp;
Biết sử dụng thành thạo các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ;
Biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích đã định.
22. Có những nhóm kỹ năng giao tiếp nào? Hãy chọn một nhóm trình bày cụ thể.
Các nhóm kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng định hướng; kỹ năng định vị; kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp.
Kỹ năng định vị
Là nhóm kỹ năng có khả năng xác định đúng vị trí giao tiếp để từ đó tạo điều kiện cho đối tượng chủ động (xác định đúng ai đóng vai trò gì).
§ A = B (hai người có thông tin ngang nhau)
§ A > B (A có nhiều thông tin hơn B)
§ A < B (A có ít thông tin hơn B)
§ Nếu A = B (giọng điệu thân mật, cởi mở, thoải mái)
§ Nếu A > B (giọng A kẻ cả, bề trên, hay nói trống không
mệnh lệnh, còn B thì khép nép, pha chút e ngại, bị động)
§ Nếu A < B (thì ngược lại)
Câu 24: Muốn có kỹ năng giao tiếp tốt cần rèn luyện những kỹ năng cụ thể nào?
§ Rèn luyện các kỹ năng định hướng
Học thuộc các biểu hiện bên ngoài, ngôn ngữ "của cơ thể”, nói lên cái tâm lý bên trong của con người.
Rèn luyện sự quan sát con người, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sống.
Quan sát thực nghiệm bằng các băng ghi hình, tham khảo kinh nghiệm dân gian, tướng mạo học cũng rất có ích để nâng cao các kỹ năng định hướng trong giao tiếp.
§ Rèn luyện các kỹ năng định vị
Rèn luyện tính chủ động và điều tiết các đặc điểm tâm lý vốn có của mình và của đối tượng giao tiếp, tức là biết cách thu nhập và phân tích xử lí thông tin.
§ Rèn luyện các kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
- Rèn luyện khả năng thống ngự
- Rèn luyện khả năng hấp dẫn
- Rèn luyện khả năng tự kiềm chế
Câu 25: Theo anh/ chị, muốn đạt hiệu quả tốt nhất trong giao tiếp, cần có những phẩm chất nào?
Các phẩm chất cần thiết trong giao tiếp:
§ Ân cần: Trong giao tiếp tránh tỏ ra thời ơ, lạnh nhạt hoặc có vẻ mặt khó đăm đăm, bực tức. Luôn cần thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp.
§ Ngay ngắn: Trang phục hợp cách, không tuỳ tiện, luộm thuộm; tác phong không tỏ ra trễ nải, dặt dẹo.
§ Chuyên chú: Không làm việc riêng trong khi giao tiếp, nhất là cắn/ cắt móng tay, cắt móng chân hoặc đối với nữ là kẻ mắt, tô son.
§ Đĩnh đạc: Không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cách nói thiếu chủ ngữ, cộc lốc, nhát gừng.
§ Đồng cảm: Cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng về người đối thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm.
§ Ôn hòa: Tránh vung tay tuỳ tiện, đặc biệt là chỉ ngón tay về phía mặt đối tượng giao tiếp theo "nhịp điệu" của lời nói "đanh thép" của mình. Cần có thái độ ôn hoà.
§ Rõ ràng: Không nói quá to, kiểu nói oang oang hoặc nói quá nhiều. Tránh nói lạc đề hoặc nói quá nhỏ, kiểu lí nhí khiến người nghe phải căng tai mới nghe rõ.
§ Nhiệt tình: Thể hiện sự sẵn sàng phối hợp giúp đỡ người khác khi cần thiết. Đừng tỏ ra khó khăn, ích kỷ.
§ Nhất quán: Phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tuỳ tiện, chối phăng những điều đã nói ra hoặc dễ dàng hứa nhưng không làm theo lời hứa. Đó là loại người ai cũng muốn tránh xa.
§ Khiêm nhường: Tránh tranh luận khi không cần thiết, hoặc thích bộc lộ sự hiểu biết, sự khôn ngoan của mình hơn người, thích dồn đối tượng giao tiếp vào thế bí để dành phần thắng về mình.
Câu 26: Thế nào là khả năng thống ngự? Muốn có khả năng thống ngự tốt trong giao tiếp cần phải làm gì?
Có nghĩa là rèn luyện năng lực khống chế, chi phối và điều khiển cả con người trong giao tiếp. Thế nào là người có khả năng thống ngự?
Người có khả năng thống ngự là người biết và nắm chắc được sở thích, thú vui của đối tượng giao tiếp và là người hiểu biết nhiều, lịch lãm, tinh tường nghề nghiệp.
Người ta có thể bồi dưỡng khả năng thống ngự của mình bằng cách:
§ Thứ nhất: Làm rõ đối tượng thống ngự, khắc phục tính mù quáng. Đối tượng thống ngự được quyết định bởi địa vị xã hội của kẻ thống ngự:
Chẳng hạn: đối tượng thống ngự của giám đốc là phó giám đốc và các cán bộ trung gian dưới quyền.
§ Thứ hai: Phải nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lý luận, trình độ nghề nghiệp và bồi dưỡng phẩm cách.
§ Thứ ba: Học cách "công tâm" có nghĩa là đi vào lòng người mà cốt lõi là sự chân thành, hữu hảo.
Câu 27: Muốn có khả năng hấp dẫn trong giao tiếp cần phải làm gì?
Hấp dẫn đối tượng giao tiếp bằng các cách:
- Bằng lòng tự tin, không tự kiêu và không tự ti.
- Cư xử chân thành với mọi người.
- Chân thành ca ngợi những điểm mạnh của đối tượng.
- Đặt mình vào địa vị của đối phương mà cảm thông, đồng cảm với họ.
- Bằng sự học rộng, biết nhiều và phải biết đích thực.
- Bằng cách luôn luôn mỉm cười với đối tượng giao tiếp.
- Biết dùng đôi mắt để biểu thị tình cảm.
- Trang phục phù hợp với con người mình
- Đừng tiếc sự hào phóng nhiệt tình.
- Đừng quên sự khôi hài, dí dỏm.
Câu 28: Muốn có khả năng tự kiềm chế tốt trong giao tiếp cần phải làm gì?
Theo các nhà tâm lý học, trong giao tiếp, ở mỗi con người có ba trạng thái:
- Trạng thái bản ngã “phụ mẫu”: là cái mà người ta ý thức được quyền hạn và ưu thế của mình trong giao tiếp.
- Trạng thái bản ngã “thành niên”: là cái mà người ta biết cân nhắc cẩn thận mỗi lời nói của mình khi phát ra.
- Trạng thái bản ngã "nhi đồng": là cái mà tình cảm xui khiến hành động chứ không phải lý trí (hay sự xúc động).
Trong đó, bản ngã thành niên là lý tưởng
§ Thứ nhất: cần phải duy trì trạng thái bản ngã thành niên (chú ý và bình tĩnh) trong mọi hoàn cảnh.
§ Thứ hai: Biết bao dung và độ lượng.
§ Thứ ba: Luôn luôn phải trả lời vui vẻ các câu hỏi.
Câu 29: Để giao tiếp đạt hiệu quả cần lưu ý vấn đề gì?
Trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ, bạn cần chú ý:
§ Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá...
§ Sử dụng các câu bắt đầu bằng đại từ “tôi”. Những câu bắt đầu bằng đại từ “tôi” có thể giúp bạn diễn tả được cảm giác, thái độ, mong muốn của bạn. Sử dụng các thông điệp “tôi” sẽ giúp bạn tránh người khác có cảm giác bạn đang tấn công họ. Ví dụ, nói “Tôi cảm thấy không được hài lòng…” sẽ có tác dụng tích cực hơn là nói: “Bạn làm tôi không được hài lòng…”. Với cách sử dụng câu tôi cho phép bạn thể hiện cảm giác của mình mà không có sự chỉ trích trực tiếp vào người khác.
§ Khi nói chuyện nên tập chung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện.
§ Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
§ Trong khi giao tiếp nên tránh "thao thao bất tuyệt" mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời.
§ Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này nên lắng nghe chứ không nên "nói bừa", nghĩa là phải đảm bảo sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình.
§ Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình.
§ Để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng, để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi.
Những biểu hiện có tác dụng tích cực trong giao tiếp không dùng ngôn ngữ:
§ Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì bạn phải quay mặt về hướng của đối tượng giao tiếp, ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc cùng ngồi, tránh ở tư thế cao hơn hoặc thấp hơn quá so với đối tượng của mình.
§ Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện sự quan tâm tới lời nói của đối tượng, tuỳ theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm hoặc vui vẻ...
§ Trong khi giao tiếp bạn nên nhìn vào mắt duy trì ánh mắt với đối tượng giao tiếp.
§ Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như: gật đầu...
Bạn nên hạn chế những hành động sau vì những hành động này không có tác dụng tích cực tới cuộc nói chuyện của bạn:
§ Không nhìn vào đối tượng giao tiếp.
§ Nét mặt cau có, chau mày...
§ Mắt nhìn đi nơi khác trong khi đối tượng đang nói.
§ Có những hành động thể hiện không quan tâm tới lời nói của đối tượng như: đọc sách, báo, tài liệu, luôn liếc mắt nhìn đồng hồ hoặc làm một việc riêng nào đó...
§ Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng đi đâu đó không chú ý tới đối tượng mình đang nói gì...
Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần phải chú ý đến một số điểm sau:
§ Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp.
§ Khi giao tiếp, điều không thể thiếu được đó là sự tự tin, tự tin về bản thân và tự tin về lời nói của mình. Đừng nên tỏ ra quá rụt dè, thiếu tự tin
§ Nếu có cuộc gặp mặt hay một cuộc hẹn trước với một ai đó thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và có thể chuẩn bị trước chủ đề mà bạn sẽ trao đổi.
§ Một yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của bạn - đó là trang phục. Bạn nên chú ý đến cách ăn mặc của mình, không nên ăn mặc quá kệch cỡm, hở hang hay quá luộm thuộm
Khi giao tiếp có những bất đồng về quan điểm cần chú ý:
§ Không nên có phản ứng.
§ Không nên chỉ chích hay phê phán. Hãy trao đổi dần dần.
Câu 30: Trong quá trình giao tiếp bạn có bao nhiêu thời gian gây ấn tượng cho người khác
20 giây
Câu 31: Theo bạn yếu tố nào sau đây sẽ quyết định đến thành công của bạn trong quá trình giao tiếp
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Câu 32: Cách tốt nhất để kiểm tra thông tin có hiểu đúng nghĩa không?
Đặt câu hỏi mở cho người nghe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét